Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Dương lịch, không khí mua sắm càng trở nên sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Đây là cơ hội để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chất lượng, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
(HPA) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Chương trình “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022”. Chương trình diễn ra từ ngày 09-11/12/2022 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Trung tâm
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là biểu tượng của lịch sử, văn hóa Đại Việt và Thăng Long - Hà Nội suốt 13 thế kỉ liên tục, từ thời Đại La đến Thăng Long rồi Hà Nội ngày nay. Những ngày này 10 năm trước, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của liên hiệp quốc (UNESCO) tôn vinh Hoàng thành trở thành di sản văn hóa thế giới với những giá trị nổi bật toàn cầu hiếm nơi nào có được “ Chắc chắn đây là trường hợp lâu dài nhất trong khu vực Châu Á và có lẽ chỉ la Mã (Thủ đô nước Ý) mới so sánh được” - PGS.TS Nishimura Masanari (Đại học Kansai, Osaka, Nhật Bản) từng thể hiện sự ngưỡng mộ với Hoàng thành như vậy.
Từ khi Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) định đô ở Thăng Long (năm 1010) đến nay, tròn 1010 năm, Thăng Long - Hà Nội gần như liên tục là Kinh đô, Thủ đô - trung tâm chính trị, hành chính văn hóa lớn nhất và tiêu biểu nhất của đất nước.
Trong lịch sử nhân loại, hiếm kinh đô nào có chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa như Thăng Long - Hà Nội. Nét độc đáo của Thăng Long - Hà Nội còn ở chỗ, trong suốt 1010 năm qua, dù thế nước lúc thịnh, lúc suy, kinh thành có lúc rộng, lúc hẹp, nhưng khu vực Cấm thành hầu như không thay đổi cả về vị trí và quy mô.
Đó là trung tâm chính trị cao nhất, nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa không chỉ giá trị văn hóa Thăng Long, văn minh Đại Việt, mà là toàn bộ lịch sử văn hóa - dân tộc Việt Nam trong tiến trong tiến trình hội nhập, giao lưu với các giá trị tiêu biểu nổi bật toàn cầu.
Sau 10 năm được UNESCO vinh danh, Hoàng thành nằm khiêm nhường trong diện tích chỉ rộng 18,4 ha, nhưng lại chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa vô cùng lớn lao. Chính bề dày lịch sử và vai trò trung tâm kinh đô đã tạo nên độ quy tụ và lắng đọng sâu sắc, kết tinh các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Cũng chính vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quốc gia và vị trí đầu mối giao thông trong nước và quốc tế, khu di tích biểu thị đậm nét quan hệ giao thoa văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Dẫn đến sự tiếp biến văn hóa, tiếp nhận và dung hòa nhiều tư tưởng và giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây.
Tính truyền thống và sự tiếp biến văn hóa tạo nên những nét đặc sắc và sáng tạo, những giá trị đa dạng trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch đô thị, kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc của khu vực Cấm thành Thăng Long.
Cũng chính từ trung tâm chính trị quốc gia này, khu di tích đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại mang ý nghĩa quốc tế như chiến công đánh bại đế chế Mông Nguyên thế kỉ XIII, thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc của một nước thuộc địa giành lại độc lập và thống nhất như lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Các khu di tích trong Hoàng thành Thăng Long.
Từ cột cờ chứng nhân lịch sử lừng lững đến cổng Đoan Môn kiêu hãnh, từ Điện Kính Thiên trầm mặc đến khu khảo cổ học chất chứa tinh hoa, trục thần đạo gói ghém linh hồn Hà Nội xưa và nay, dấu vết hoàng cung ươm màu thời gian cất giữ trong từng viên gạch, từng hàng cây, ngọn cỏ… Tất cả hòa quyện tạo nên bức tranh Hoàng thành Thăng Long đa sắc, chạm vào rung cảm sâu xa.
Khu Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội ngày càng hoàn thiện. Nhưng, những câu chuyện xuyên suốt 13 thế kỉ vẫn cần thật nhiều nỗ lực để những bí ẩn trong tầng tầng, lớp lớp vỉa vàng của lịch sử, văn hóa Việt Nam, thổi vào lòng người dạ khúc hân hoan, để mỗi du khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội đều muốn dừng chân ở chốn này.
(Theo Hồng Hạnh, Báo Đầu tư online)